1900 561 267

Học làm bánh ở Cần Thơ: Định hướng nghề cho học sinh, con đường hướng nghiệp cần thiết
13/07/2018
Để có thể trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp
03/08/2018

Học Trung cấp nấu ăn: Hợp đồng đào tạo và tuyển dụng nghề nấu ăn độc đáo tại ĐBSCL

Học Trung cấp nấu ăn: Có thể nói, Trường Đào tạo nghề Western là chuỗi trường đầu tiên tại Tp.Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đào tạo sinh viên (SV) bằng một hợp đồng đào tạo nghề hẳn hoi. Theo đó, bằng cấp phù hợp và chuyên môn vững chính là chìa khóa để người học từ vị trí của người đi xin việc trở thành người được mời đến làm việc. Ông Phan Tấn Bằng, Phó Tổng Giám Đốc Trường Đào tạo nghề Western đã có chia sẽ xung quanh câu chuyện thú vị này.

Học Trung cấp nấu ăn:  Buổi lễ ký kết hợp đồng đào tạo – tuyển dụng giữa nhà trường và các bạn tân sinh viên 

Chào ông! Được biết Trường Đào tạo nghề Western có ký kết một hợp đồng đào tạo nghề với sinh viên khi vào học tại đây? Nó được bắt đầu từ bao giờ?

Ông Phan Tấn Bằng: Đúng là như vậy. Chúng tôi phát triển chuỗi trường đào tạo chuyên sâu nghề nấu ăn tại Tp. Cần Thơ trước đây và nay là Trường Đào tạo nghề Western đả phủ sóng trên diện rộng tại khu vực ĐBSCL. Các tân sinh viên sau khi trúng tuyển kỳ xét tuyển đầu vào, chúng tôi sẽ đi đến ký kết một hợp đồng đào tạo 1,5 năm gọi là “Hợp đồng đào tạo và tuyển dụng” giữa nhà trường và SV.

Trong suốt thời gian học tại trường, SV được dành rất nhiều thời gian học chuyên môn thực hành, nghĩa là không đặt nặng kiến thức học thuật, hàn lâm. Nhà trường cũng đã ký kết thỏa thuận với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn (DN NH – KS) để hoặc cung cấp nhân lực theo yêu cầu cho DN NH – KS (đào tạo theo đặt hàng), hoặc SV sẽ thực tập thường xuyên tại các DN NH – KS nhằm bảo đảm rằng tất cả những gì SV được học, được thực hành đều đúng với công việc trong tương lai khi mình ra trường, và hoàn toàn không bỡ ngỡ khi bước chân vào nghề nghiệp sau này.

Nói một cách dễ hiểu, chúng tôi có một “hợp đồng tay 3” giữa nhà trường, SV và DN NH – KS. Trong trường hợp ra trường mà SV vẫn chưa đạt được đủ chuyên môn do năng lực chưa theo kịp, nhà trường có trách nhiệm bồi dưỡng tiếp tục cho đến khi hoàn toàn có thể tự tin đi làm được.

Đã gọi là ký kết hợp đồng, nghĩa là phải có một sự ràng buộc cho cả đôi bên? Và để làm được điều này, cũng không hề dễ dàng?

Học Trung cấp nấu ăn:  Buổi lễ ký kết hợp đồng đào tạo – tuyển dụng giữa nhà trường và các bạn tân sinh viên

Ông Phan Tấn Bằng: Như tôi đã nói, hợp đồng có giá trị trong 1,5 năm giữa 2 bên. Trách nhiệm về phía nhà trường tôi đã nói ở trên. Về phía các em SV, trong suốt quá trình học 1,5 năm, phải bảo đảm hoàn thành nội dung chương trình, học phần, không được học gián đoạn hoặc bỏ dở nửa chừng, tham gia đầy đủ các chương trình học và thực hành, đặc biệt là thực tập thực tế tại xưởng thực hành, DN NH – KS.

Sau ra trường, nhà trường có trách nhiệm giới thiệu và bảo đảm việc làm trong vòng một năm. Trong thời gian này, nếu các em còn gặp khó khăn như còn thiếu chuyên môn hay chưa thích ứng kịp yêu cầu của DN, chúng tôi sẽ bồi dưỡng thêm.

Trong trường hợp người học bỏ dở nửa chừng, chúng tôi sẽ không cấp bằng tốt nghiệp và sẽ không giới thiệu việc làm; tuy nhiên nếu học viên hoàn thành được học phần nào, nhà trường sẽ cấp chứng chỉ tới đó.

Nếu sau đó, học viên muốn quay trở lại học, chúng tôi vẫn tiếp nhận nhưng sẽ không thuộc phạm vi ràng buộc của hợp đồng trước đó.

Điểm đặc biệt khi hoàn thành chương trình đào tạo tại Trường chúng tôi các bạn sinh viên sẽ được cấp 1 văn bằng Trung cấp chính quy và 6 loại chứng chỉ nghề nghiệp kèm theo.

Trên thực tế, theo thống kê của chúng tôi, có đến 60 – 70% sinh viên đã có được việc làm ổn định trong 3 tháng đầu sau khi ra trường. Một tỷ lệ không nhỏ còn lại là các em về tự làm chủ (mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh về ẩm thực ..) hay làm cho gia đình mình.

Để làm được điều này, chúng tôi buộc phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Một là, đào tạo ít (kiến thức hàn lâm) nhưng bảo đảm chất lượng đào tạo. Nắm bắt đúng và đủ yêu cầu của từng DN NH – KS, từng loại hình hoạt động, nhóm DN NH – KS hoạt động để đào tạo theo sát thực tiễn.

Hai là, Đào tạo những ngành nghề có giá trị thực tiễn cao như: Kỹ thuật chế biến món ăn Á – Âu – Việt, pha chế, làm bánh chuyên nghiệp và quản trị nhà hàng. Đây là những công việc rất cần thiết cho bất kỳ một DN NH – KS nào, nhất là những DN NH – KS vốn chưa hình thành thói quen đề cao vai trò của người đầu bếp như một yêu cầu bắt buộc để phát triển doanh nghiệp của mình.

Ba là, quan hệ lâu năm và rất gần gũi với cộng đồng DN NH – KS mà Nhà trường đã xây dựng trong hơn tám năm qua. Đó chính là cơ hội tạo việc làm tốt nhất cho SV trong suốt quá trình học và cả khi ra trường.

Và cuối cùng, đó cũng chính là giải pháp hữu hiệu nhất để giải bài toán “lệch pha” cung – cầu lao động trên thị trường hiện nay.

Ông vừa nói về giải pháp hữu hiệu để giải bài toán “lệch pha” cung – cầu lao động?

Học Trung cấp nấu ăn:  Buổi lễ ký kết hợp đồng đào tạo – tuyển dụng giữa nhà trường và các bạn tân sinh viên

Ông Phan Tấn Bằng: “Lệnh pha” cung cầu lao động xuất phát từ việc người tìm việc thiếu những kỹ năng cơ bản, kỹ năng mềm để có thể thích ứng được với môi trường DN NH – KS; trong khi DN NH – KS lại không có đủ thời gian để “đào tạo lại” cho người xin việc, nên bài toán “thừa mà thiếu – thiếu mà thừa” vẫn cứ như một thực tại không lời giải cuối cùng.

Ngoài 3 học kỳ mà SV phải học trong 1,5 năm, tất cả sinh viên đều phải trải qua một học kỳ thực hành gọi là “Học kỳ trải nghiệm” (còn gọi là học kỳ mềm). Số tiết, thời gian của học kỳ này được rải đều trong toàn bộ quá trình học và học viên phải bảo đảm đầy đủ các tiết học này.

Chúng tôi quan niệm rằng: (1) Bạn sẽ rất khó tìm được một công việc tốt, nếu bạn không biết rõ công việc của mình sẽ làm là gì, và không có sự chuẩn bị tâm lý từ trước;

Và (2) Bạn sẽ không thể làm được công việc đó một cách thuần thục nếu bạn chưa làm qua và được hướng dẫn, chỉ bảo để làm cho đúng.

Với “Học kỳ trải nghiệm”, sinh viên được đại diện của DN NH – KS trao đổi chi tiết về công việc sau tốt nghiệp qua từng nấc thang nghề nghiệp tại các chuyên đề bắt buộc ở từng học kỳ; và sau đó, theo giáo án thực nghiệp được Nhà trường và DN NH – KS cùng biên soạn, được làm thử cho đến khi đạt yêu cầu từng công việc cụ thể với sự chỉ bảo của các giảng viên và DN NH – KS.

Western đang tập trung đào tạo chuyên sâu vào những ngành XH và DN đang thiếu, đang cần, với tôn chỉ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”: đào tạo cho SV có một nghề thực sự và nhất định họ phải sống được bằng nghề.

Học Trung cấp nấu ăn:  Buổi lễ ký kết hợp đồng đào tạo – tuyển dụng giữa nhà trường và các bạn tân sinh viên

Tại Tp. Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL, các bạn chọn học Trung cấp nấu ăn có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo ẩm thực Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn, quán nước đẳng cấp để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo ẩm thực Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc. Vui lòng liên hệ: Trường Đào tạo ẩm thực Western (Số 140, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phuờng An Hội, Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ, Hotline: 1900561267 – 0938.209.866, Website: www.western.edu.vnwww.dayngheamthuc.vn).

Trường Đào tạo nghề Western

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời