1900 561 267

Nghề đầu bếp ở Việt Nam: điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
15/08/2017
Nghề đầu bếp: liệu có tương lai hay không?
16/08/2017

Nghề đầu bếp: Gian truân và sự đền đáp xứng đáng

​Đa số mọi người đều quan niệm rằng Nghề đầu bếp đơn thuần chỉ là nấu ăn, nhưng ký thực với những ai đã thật sự bước chân vào nghề và nghiêm túc theo nó đến cùng thì Nghề đầu bếp thật sự là một chằng đường dài đầy thử thách. Tuy nhiên một khi đã đam mê cháy bỏng với nghề và không ngừng trau dồi kĩ năng thì Nghề đầu bếp luôn mỉm cười và đền đáp xứng đáng cho những ai đã trót yêu nó.

Gian truân không kể riêng nghề nào

Nghề đầu bếp xưa nay luôn có những thử thách vô cùng khó khăn cần người đầu bếp phải dũng cảm vượt qua. Đầu tiên chính là về yếu tố chuyên môn. Nếu người đầu bếp không vững chuyên môn thì họ khó có thể tạo ra những món ăn ngon hấp dẫn thực khách. Doanh thu của khách sạn sẽ giảm và tất nhiên người đầu bếp đó khó mà giữ được việc. Chính vì vậy, những người quyết tâm theo nghiệp đầu bếp dù đã ra nghề họ vẫn luôn học để hoàn thiện chuyên môn của bản thân mình.

Gian nan thứ hai cũng không kém phần hóc búa của Nghề đầu bếp khách sạn chính là sức khỏe. Nghề đầu bếp đòi hỏi hoạt động tay chân rất nhiều và phải linh hoạt, nhanh nhạy xử lý tình uống bất ngờ. Do đó, nếu không thể chắc chắn rằng mình có thể đảm bảo được sức khỏe, đầu bếp sẽ khó lòng hoàn thành được công việc được khách sạn giao phó. Ngoài ra nếu mang bệnh tật trong người, đầu bếp cũng không thể trực tiếp chế biến món ăn cho thực khách vì có thể khiến họ bị lây nhiễm. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và có thể làm mất uy tín của cả khách sạn. Vì vậy có lẽ đối với người đầu bếp, sức khỏe hơn bao giờ hết luôn quý giá vô cùng.

Một yếu tố khác khiên Nghề đầu bếp khách sạn có vô vàn gian truân đó chính là áp lực công việc, nhất là những lúc khách đông, thiếu nguyên liệu, chưa nấu xong mà khách thúc giục… Nếu món ăn có vấn đề thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm đó chính là người đầu bếp. Vì vậy làm đầu bếp đòi hỏi phải có tinh thần thật vững vàng, kĩ năng xử lý tình uống tốt nếu không sẽ luôn gặp căng thẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và nhất là sức khỏe của chính đầu bếp đó.

Ngoài ra, ít ai biết rằng chính Nghề đầu bếp lại luôn tồn tại tính cạnh trang nội bộ ngành, giữa các đầu bếp luôn có những cuộc thi phân định đẳng cấp với nhau. Vì vậy người đầu bếp luôn phải nâng cao tay nghề để không bị tụt lại con đường dài mà lại còn lắm khó khăn này. Đồng thời cũng cần biết khéo léo đối nhân xử thế tránh xung đột không đáng có với đồng nghiệp.

Ngoại ngữ cũng chính là một trong những rào cản vô cùng lớn cho những người đầu bếp, nhất là những đầu bếp lớn tuổi thuộc thế hệ đi trước. Vì tính chất đầu bếp là một nghề phải giao lưu văn hóa với bên ngoài, ngoài ra nguyên liệu có thể nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, tài liệu hay cũng đến từ nhiều sách nước ngoài nên nếu không có ngoại ngữ, người đầu bếp sẽ rất khó khăn để nâng cao tay nghề và vị trí của mình.

Cuối cùng, Nghề đầu bếp còn phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn. Làm việc trong một môi trường tiếp xúc thường xuyên với dao kéo, bếp lửa cũng đồng nghĩa với việc nếu không cẩn thận sẽ rất dễ có thương tật và cháy nổ xảy ra.

Sự đền đáp xứng đáng

Gian truân, khó khăn là vậy nhưng Nghề đầu bếp luôn đền đáp xứng đáng những ai thực sự có đam mê nấu ăn và quyết tâm theo nghề đến cùng. Đầu tiên phải kể đến việc Nghề đầu bếp đang là một nghề thiếu nhiều nguồn năng lực nên ra trường là đa số sinh viên học ngành này đều dễ dàng có việc làm ngay.

Xét về thu nhập, Nghề đầu bếp khách sạn cũng luôn đền đáp bạn xứng đáng với những con số trong mơ. Hiện nay, thu nhập của nhân viên bếp và đầu bếp từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Sau 1-2 năm làm việc, thu nhập của bạn có thể từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng và có thể thu nhập còn cao hơn nữa nếu bạn nỗ lực và đạt được đến những vị trí cao như Bếp trưởng hay quản lý.

Còn nếu xét về tính chất công việc, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại nhiều khách sạn ở những địa phương, vùng miền khắp đất nước. Do đó, bạn sẽ được tiếp xúc và giao lưu với nhiều loại hình văn hoá trong và ngoài nước. Mặt khác, nếu bạn là Bếp trưởng hay quản lý tại một nhà hàng khách sạn thì tấm bằng hay chứng chỉ của bạn chính là một cơ sở để khẳng định đẳng cấp nhà hàng hoặc để nâng sao cho khách sạn.

Cuối cùng là cơ hội thăng tiến, chỉ cần có sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, bạn hoàn toàn có thể học nâng cao thêm để nâng cao chuyên môn và vươn tới những vị trí mới và tất nhiên, đii kèm với điều đó, thu nhập của bạn cũng sẽ tăng đáng kể.

 

Tại TP.Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, các bạn chọn học nghề Đầu bếp có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo nghề Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo nghề Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc (Western là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận được sự bảo trợ đặc biệt về chuyên môn của Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (01 Hội ngành nghề có uy tín nhất tại Việt Nam với số lượng trên 1000 Hội viên và là thành viên Hiệp Hội Đầu bếp Quốc tế) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp ĐBSCL)). Các chương trình học nghề nấu ăn được quan tâm nhiều nhất tại Trường Đào tạo nghề Western (tham khảo Website: www.dayngheamthuc.vn hoặc www.western.edu.vn).

Trường Đào tạo nghề Western

 

Rate this post

Trả lời