Hiện nay, nỗi lo thất nghiệp đang ám ảnh nhiều người và nó luôn là đề tài hằng ngày của các các bậc phụ huynh, các bạn sinh viên và ngay cả những bạn đã đi làm nhưng vì một số lý do nào đó cũng rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, có một số ngành nghề lại không ảnh hưởng trào lưu thất nghiệp này và nghề đầu bếp là một trong số nghề không rơi vào hoàn cảnh đó. Tại sao lại có nhận định như vậy?
Theo số liệu báo cáo điều tra lao động tính đến thời điểm 1/10/2015, cả nước có 1.097.000 người thất nghiệp và 2.149.000 người thiếu việc làm.
Con số này tăng nhiều so với thời điểm nay và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn so với thống kê. Hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành. Đặc biệt, khu vực ĐBSCL với nhiều trường Đại học, Cao đẳng nên hằng năm cho ra trường hàng nghìn sinh viên nhưng tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành là điều chúng ta đáng suy ngẫm.
Báo cáo còn chỉ ra rằng có những ngành học “hot” và nghề thời thượng, như Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán… lại là những ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc làm trái ngành nghề. Trong khi đó, nghề đầu bếp ( nghề vốn bị xem nhẹ và có ít người theo học) lại thuộc có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp.
Doanh nghiệp tuyển dụng trước khi ra Trường
Một trang web của Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra 12 nghề không bao giờ thất nghiệp trong mọi thời điểm ở Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới: bác sĩ, xây dựng, dịch vụ tang lễ, nghiên cứu khoa học… và nghề đầu bếp cũng là một trong số đó. Dù cuộc sống của con người có hiện đại và văn minh đến đâu thì nhu cầu về ăn uống vẫn luôn là thiết yếu. Vì thế, nghề đầu bếp cũng không thể mất đi mà sẽ phát triển hơn. Mức thu nhập bình quân của những người nghề đầu bếp khoảng 11.603 USD/năm.
1. Hiểu đúng đắn hơn về nghề đầu bếp?
Nghề đầu bếp là nghề mang tính nghệ thuật cao. Người đầu bếp cũng là như người nghệ sỹ phải luôn luôn tìm tòi không ngừng, sáng tạo không ngừng để đem đến sự “thưởng thức” cho khách. Một món ăn được gọi là “ngon” phải thỏa mãn năm yếu tố đó là: hương, vị (phải lôi cuốn), thẩm mỹ (phải đẹp), có nét văn hóa (chủ đề) và phải đúng thời điểm.
Thật sự, nghề đầu bếp cũng là nghề chịu áp lực nên cần phải có sức khỏe mới theo được nghề lâu dài. Để trở thành một người Bếp trưởng hoặc một đầu bếp đẳng cấp cũng cần phải hội đủ rất nhiều kỹ năng như: biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, luôn tìm tòi học hỏi, phải có bản lĩnh chịu được áp lực…
2. Nghề đầu bếp tại Việt Nam và cơ hội việc làm cho những ai đam mê và dấn thân vào nghề này:
Ở Việt Nam, rất nhiều người bắt đầu quan tâm đến việc hưởng thụ nhu cầu ẩm thực. Các show truyền hình thực tế về ăn uống, những cái nghề có tên rất lạ như food stylist cũng bắt đầu nới rộng vòng phủ sóng.
Buổi học thực hành tại Trường
Theo các chuyên gia về nhân lực thì ngành Quản trị bếp và ẩm thực là một nghề hái ra tiền thật sự vì độ “nóng” về nhân lực. Ngành công nghiệp ăn uống luôn mang lại siêu lợi nhuận, thu nhập của Bếp trưởng là những con số đáng mơ ước.
Do vậy số lượng học viên đăng ký nghề đầu bếp ngày càng đông và đang trở thành nghề “nóng” nhất hiện nay. Thu nhập hiện nay của nhân viên bếp và đầu bếp từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Sau 1-2 năm làm việc, thu nhập của bạn có thể từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Thanh Phong – Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội du lịch ĐBSCL cho biết:”ĐBSCL là 1 trong 7 vùng du lịch trong cả nước, có diện tích khoảng 40.000 km2 chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, dân số 18 triệu người, chiếm khoảng 20% dân số cả nước nhưng doanh thu du lịch trong các năm qua chỉ chiếm 2,7% tổng doanh thu du lịch cà nước.
Với xuất phát điểm thấp như vậy nên các cấp lãnh đạo của các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn 2016 – 2020 quyết tâm đẩy mạnh phát triển du lịch và xem ngành du lịch là ngành mũi nhọn, ngành trọng tâm để phát triển toàn diện ĐBSCL. Tất nhiên việc phát triển du lịch ngắn liền với việc phát triển ẩm thực đưa món ăn vùng miền từng bước hội nhập và khẳng định vị thế của khu vực ĐBSCL”.
Do đó, theo học nghề đầu bếp và nỗ lực không ngừng để có tay nghề vững vàng cộng kinh nghiệm có được trong quá trình làm việc sẽ giúp cho người làm nghề đầu bếp vững vàng và không lo thất nghiệp. Công việc mơ ước ở những nhà hàng, khách sạn lớn sẽ luôn rộng mở những ai có tay nghề, có lòng đam mê và luôn hoàn thiện bản thân để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
Trí Trọng