1900 561 267

10 ngành nghề “khát” nhân lực nhất, cứ học ra không lo thất nghiệp
02/08/2017
Những kiến thức quan trọng về ẩm thực đối với người đầu bếp
03/08/2017

Một ngày làm việc của đầu bếp chuyên nghiệp

Một trong những điều tuyệt vời nhất của việc trở thành Đầu bếp là bạn sẽ không bao giờ phải lặp hai ngày làm việc giống hệt nhau. Những người Đầu bếp làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là vị trí Bếp trưởng hay chủ nhà hàng được tự do sáng tạo thực đơn mỗi ngày.

Tuy nhiên, trong hầu hết thời gian làm việc, họ sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính của một Đầu bếp như sau:

  • Lên thc đơn: những Đầu bếp có thể lập một menu mới, bổ sung hoặc điều chỉnh thực đơn dựa vào những nguyên liệu tươi ngon có sẵn. Khả năng nhạy bén đề sử dụng những thức ăn, đặc sản theo mùa là yếu tố quan trọng làm nên sự đặc sắc, hấp dẫn của mỗi  thực đơn.
  • Lng nghe, tiếp nhn phn hi t khách hàng: có thể nói Đầu bếp có vị trí “ngôi sao” trong một nhà hàng. Đây là người tạo ra các loại hương vị, và hầu như các khách hàng thường dành cho những “ngôi sao” này những lời khen ngợi và cả những lời phàn nàn. Song song với rèn luyện kỹ năng bản thân, việc tiếp thu những góp ý của khách hàng sẽ là động lực thúc đẩy sự nghiệp tiến xa nhanh chóng.
  • Giám sát: Điều này đặc biệt đúng đối với các Bếp trưởng. Trong mỗi gian bếp nhà hàng có rất nhiều những vị trí như bếp phó, các phụ bếp, rửa bát, phục vụ, bartender, nhân viên giao hàng, nhân viên phụ trách đưa order,…Không chỉ phải đưa tất cả các bộ phận vào hoạt động chuyên nghiệp, một Đầu bếp còn phải sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vị nào kể trên trong những tình huống cấp bách.
  • Nu ăn – nhim v c đin: Bếp trưởng: là những người không ngại nhúng tay vào việc làm bếp. Có thể họ không cần làm từ những công đoạn đầu tiên như chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu mà thường sẽ lao thẳng vào việc làm cho món ăn trông đẹp mắt – và có hương vị hoàn hảo.
  • Điu hành kinh doanh: Nếu bạn đang sở hữu một nhà hàng riêng, bạn sẽ có rất nhiều giấy tờ cần giải quyết ở trên bàn làm việc của bạn. Các vấn đề như nhân sự, kế toán, các loại giấy phép và thư từ có thể lấy đi một nửa thời gian của bạn, làm bạn bị “xa cách” với đồ ăn hơn cả tưởng tượng của bạn.

Đi học các khóa học chuyên nghiệp về ẩm thực là ước mơ đối với những ai sắp bước vào nghề. Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ rằng, trở thành Đầu bếp là để được nấu ăn nhiều hơn. Đây là một công việc đa diện, đòi hỏi rất nhiều yếu tố như kỹ năng, sự kiên nhẫn, trình độ chuyên môn và trên hết và tình yêu với nghề.

Tại TP.Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, các bạn chọn học nghề Đầu bếp có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo nghề Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo nghề Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc (Western là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận được sự bảo trợ đặc biệt về chuyên môn của Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (01 Hội ngành nghề có uy tín nhất tại Việt Nam với số lượng trên 1000 Hội viên và là thành viên Hiệp Hội Đầu bếp Quốc tế) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp ĐBSCL)). Các chương trình học nghề nấu ăn được quan tâm nhiều nhất tại Trường Đào tạo nghề Western (tham khảo Website: www.dayngheamthuc.vn hoặc www.western.edu.vn).

Trường Đào tạo nghề Western

Rate this post

Trả lời