Hiện nay, nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn xuất hiện với mật độ dày đặc, do đó nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực khá cao đặc biệt đối với Nghề đầu bếp. Nghề đầu bếp trở thành một nghề rất hot trên thị trường việc làm.
Những kiến thức quan trọng về ẩm thực đối với người đầu bếp
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Chính vì lẽ đó mà qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…Theo nhà Marketing hiện đại F. Koller đã thưởng thức các món ăn của Việt Nam và ông ta khuyên rằng Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới. Điều này chứng tỏ món ăn của Việt Nam đã được người nước ngoài đánh giá rất cao và cần phát huy nghệ thuật và văn hoá ẩm thực của Việt Nam không chỉ ở trong nước mà cần tuyên truyền, quảng cáo và triển khai xúc tiến ở nước ngoài.
Và như vậy, đối với một người đầu bếp phải có một khối lượng kiến thức vững vàng về ẩm thực và văn hóa ẩm thực không riêng gì của Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới. Song trong công tác đào tạo Nghề đầu bếp, việc trang bị kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực tuy đã được chú ý đưa vào trong chương trình giảng dạy nhưng chưa thật sự tương xứng, vẫn còn nhiều điều đáng nói, đáng quan tâm. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, chúng tôi chỉ có đôi điều lạm bàn về vấn đề này như một ý kiến đóng góp.
Trong chương trình đào tạo Nghề đầu bếp, người học (đặc biệt thuộc chuyên ngành Quản lý nhà bếp và chế biến thực phẩm) được trang bị kiến thức liên quan đến các món ăn của Việt Nam, món ăn đặc trưng từng vùng, miền; cách chế biến món ăn Việt Nam; cách bảo quản thực phẩm trong mọi điều kiện – đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các kĩ năng như sử dụng dao chuyên nghiệp; sơ chế nguyên liệu, sử dụng gia vị đúng cách; chọn lựa thực phẩm; cách quản lý trang thiết bị nhà bếp. Rồi cách trang trí món ăn, bố trí tiệc như thế nào, giao tiếp với khách hàng ra sao, cách làm các loại bánh… Mỗi một học phần đều đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình đào tạo. Các học phần có thời lượng dài ngắn khác nhau nhưng chúng là một thể thống nhất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng người học sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo nghề bếp vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của thị trường (điều này không riêng gì đối với việc đào tạo nghề bếp mà nó còn là thực trạng chung của nền giáo dục của nước ta). Kiến thức tích lũy đối với từng người học có thể khác nhau, có người giỏi, có người chưa được giỏi nhưng nhìn chung họ vẫn có một điểm giống nhau là yếu về kiến thức ẩm thực và văn hóa ẩm thực. Tại sao vậy?
Đầu tiên chúng ta thấy rằng thời lượng giành cho học phần về ẩm thực và văn hóa ẩm thực còn quá ít so với nội dung chương trình đào tạo.
Điều thứ hai giáo trình giảng dạy cho học phần này tập trung vào trình bày ẩm thực và văn hóa ẩm thực Việt Nam, còn phần ẩm thực và văn hóa ẩm thực các nước trong khu vực và thế giới thì chưa có một giáo trình nào trình bày một cách có hệ thống và nhất quán.
Hiện nay giáo trình chính thống được áp dụng của học phần này giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam của TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo. Đây có lẽ là cuốn giáo trình trình bày có hệ thống những vấn đề khái quát nhất của văn hoá ẩm thực Việt Nam trên các bình diện nguyên liệu, cách chế biến, phụ gia, cách thưởng thức, đặc trưng vùng miền… Cuốn sách dài 203 trang, bao gồm 04 chương chia theo một kết cấu chặt chẽ, dễ hiểu với chương 1. Mở đầu giới thiệu đặc thù văn hoá ẩm thực Việt Nam; Nguồn thực phẩm trong ăn uống của người Việt; Cơ sở khoa học trong ẩm thực Việt Nam. Chương 2. Văn hoá ẩm thực miền Bắc. Chương 3. Văn hoá ẩm thực miền Trung. Chương 4. Văn hoá ẩm thực miền Nam.
Văn hóa, nghệ ẩm thực và vệ sinh dinh dưỡng của TS. Trịnh Xuân Dũng cũng là một giáo trình công phu và rất hay. Cuốn sách dài 115 trang, bao gồm 6 chương: Chương I. Văn hóa ẩm thực Việt Nam; Chương II. Nghệ thuật ẩm thực Việt Nam; Chương III. Đặc điểm của món ăn và bữa ăn Việt Nam; Chương IV. Đồ uống và các loại đồ uống; Chương V. Tổng quan về dinh dưỡng; Chương VI. Vệ sinh trong ăn uống. Đây là cuốn tài liệu giới thiệu những kiến thức cơ bản về ẩm thực, văn hóa và nghệ thuật ẩm thực, các loại đồ uống, dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống.
Và còn một số sách, giáo trình khác.
Điều thứ ba là giáo viên phụ trách giảng dạy chưa thực sự tâm huyết trong quá trình truyền tải nội dung. Lên lớp cứ theo một khung bài giảng có sẵn từ năm này qua năm khác mà không có sự bổ sung, cập nhật kiến thức. Vì chưa có một giáo trình thống nhất nên giáo viên soạn giảng dựa vào một số sách tham khảo và kiến thức của bản thân là chủ yếu. Ngoài ra, đối với một số giáo viên trình độ chuyên môn chưa thực sự vững vàng, còn yếu kém (điều này dễ bắt gặp ở các giảng viên trẻ).
Điều thứ tư người học chưa nhận thức được tầm quan trọng của học phần này vì cho rằng nó chỉ là một môn học lý thuyết cơ sở cho những học phần sau nên chỉ học qua loa, chiếu lệ.
Phải nói rằng kiến thức về mặt lý thuyết không bao giờ là thừa thãi cả. Ngoài kinh nghiệm, kỹ năng làm việc khi cọ sát với thực tế thì phần lý thuyết đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bàn đạp cho các kỹ năng và kinh nghiệm sau này. Mà như đã trình bày ở trên, kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực là không thể thiếu đối với bất kỳ một nhân viên nào khi hoàn thành chương trình đào tạo Nghề đầu bếp.
Điều cấp thiết đầu tiên là phải thống nhất một khung chương trình đào tạo giữa các trường trong khu vực và trong cả nước cho chuyên ngành. Và nếu được, chúng ta có thể thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo toàn quốc hoặc khu vực để các chuyên gia, người đứng lớp, người học… có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển đồng thời xây dựng khung chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn.
Thời gian giảng dạy cho học phần ẩm thực và văn hóa ẩm thực cần được tăng thời lượng, số tiết lên. Thậm chí, nếu cần có thể hơn một số học phần khác, giảm thời lượng một số học phần không quan trọng để đầu tư cho học phần này.
Nhà trường phối hợp với các chuyên gia biên soạn thêm các giáo trình giành riêng của học phần này cho việc đào tạo Nghề đầu bếp. Giáo trình này phải chuyên sâu, phải kỹ càng, phải hơn hẳn những giáo trình khác. Trong học phần này ngoài kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực Việt Nam, chúng ta cũng cần phải đầu tư nội dung cho kiến thức ẩm thực về các nước trong khu vực và thế giới.
Cần có sự trao đổi người học giữa các cơ sở đào tạo để nâng tính khách quan. Giúp người học có một cái nhìn tương đối về học phần này. Đồng thời, dành cho người học có một khoảng thời gian nhất định để đi thực tế, tham quan nâng cao trình độ.
Cần xác định rõ tầm quan trọng của môn học trong toàn bộ chương trình đào tạo để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn.
Ngoài nội dung môn học trên lớp, người học cần tìm hiểu thêm kiến thức bằng các phương tiện khác nhau như sách vở, báo chí, mạng Internet… Thường xuyên tham gia các diễn đàn, các chương trình, các hội thảo về ẩm thực và văn hóa ẩm thực.
Tâm lý người học cần phải ổn định, vững vàng và phải có lòng yêu nghề, nhiệt huyết, có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong quá trình học tập.
Người dạy cần tập trung và hướng dẫn người học đi sâu vào những vấn đề quan trọng, trọng tâm không thể thiếu của môn học. Không nên để người học tự bơi trong một bể kiến thức mênh mông mà không có một phương pháp học tập đúng đắn, bởi mỗi môn học có đặc thù riêng của mình, không giống nhau, do đó cũng có những phương pháp học tập khác nhau.
Cần cho người học có những giờ thực hành, lôi cuốn họ vào bài giảng để đạt kết quả tốt nhất có thể.
Đầu tư kinh phí hỗ trợ cho người học đi điền dã thực tế bởi đây cũng là nguyện vọng của toàn thể người học trong ngành.
Tổ chức, chỉ đạo việc biên soạn giáo trình chuyên môn, xây dựng một khung chương trình đào tạo nhất định giữa các đơn vị, cơ sở đào tạo.
Mời, thỉnh giảng các giáo sư, giảng viên uy tín đến nói chuyện, giảng dạy học phần này nói riêng cũng như các học phần khác nói chung, tạo hiệu quả và thích thú cho người học.
Đào tạo một nhân viên Nghề đầu bếp khác hẳn với đào tạo một nhân viên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, tự nhiên, khoa học… Điều kiện tiên quyết để trở thành một nhân viên Nghề đầu bếp trước tiên phải có lòng yêu nghề, say đắm với công việc. Ngoài ra còn phải hội tụ các tố chất khác như tự tin, thân thiện, vui vẻ, lịch lãm, tinh thần học hỏi, cầu tiến… để có thể hòa nhập với mọi người và hoàn cảnh công việc. Bởi nếu thiếu các tố chất này thì nhân viên Nghề đầu bếp sẽ trở thành một con người vô cảm, không có ý chí và dễ dàng bị đào thải.
Và một điều quan trọng như đã nói, đã là nhân viên nghề bếp thì phải có kiến thức căn bản về ẩm thực và văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như của các nước khác trong khu vực và thế giới. Nếu không một nhân viên nghề bếp sẽ không trở thành nhân viên Nghề đầu bếp giỏi.
Trong tương lai, nếu như Việt Nam đào tạo bài bản và chất lượng thì dần dần Đầu bếp Việt Nam sẽ thay thế các đầu bếp nước ngoài tại các khách sạn 4, 5 sao. Điều đó không có gì là không thể nếu có sự quyết tâm, đồng lòng từ nhiều phía nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những mặt thuận lợi, mặt mặt vốn có của cơ sở đào tạo.
Tại TP.Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, các bạn chọn học nghề Đầu bếp có thể tìm hiểu chương trình học tại Trường Đào tạo nghề Western với 90% thời gian tập trung vào thực hành và rèn luyện kỹ năng, sỉ số mỗi lớp từ 10 – 12 học viên. Trong quá trình học, nhà trường sẽ bố trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn để học viên vừa học tập vừa có cơ hội cọ xát thực tế, tích lũy thu nhập và kinh nghiệm làm việc. Trường Đào tạo nghề Western cũng là trường được đánh giá tốt nhất về tay nghề và giá trị thực học của học viên khi làm việc (Western là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận được sự bảo trợ đặc biệt về chuyên môn của Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (01 Hội ngành nghề có uy tín nhất tại Việt Nam với số lượng trên 1000 Hội viên và là thành viên Hiệp Hội Đầu bếp Quốc tế) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp ĐBSCL)). Các chương trình học nghề nấu ăn được quan tâm nhiều nhất tại Trường Đào tạo nghề Western (tham khảo Website: www.dayngheamthuc.vn hoặc www.western.edu.vn).
Trường Đào tạo nghề Western
Trả lời